Phương pháp định giá thương hiệu cho doanh nghiệp

Thương hiệu thực sự là một tài sản của doanh nghiệp, thế nhưng giá trị của tài sản vô hình này lại là một ẩn số khó tìm. Phương pháp định giá thương hiệu cho doanh nghiệp vẫn còn là công việc của các chuyên gia, đòi hỏi sự nghiên cứu rất kỹ càng và cẩn trọng nhưng lại thường cho ra các kết quả gây nhiều tranh cãi.



Dinh gia thuong hieu
Xà bông Pears là thương hiệu đầu tiên trên thế giới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ cuối thế kỷ 18, còn khái niệm quản trị thương hiệu (brand management) được công ty Procter&Gamble phát triển ... từ các năm 1931, chứng tỏ người ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu từ rất lâu.

Muốn biết nhưng không tính được Mọi người cũng đồng ý rằng uy tín thương hiệu chính là nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa giá trị cổ phiếu của các công ty danh tiếng trên thị trường chứng khoán so với giá trị hiện hữu trong sổ sách kế toán. Thừa nhận giá trị to lớn của thương hiệu những khi thẩm định khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn dựa vào những chỉ số như: tỉ suất sinh lợi của vốn đầu tư, tài sản và của vốn chủ sở hữu. Tất cả đều không tính đến giá trị của thương hiệu, một tài sản có giá nhưng vô hình.Không phải các chủ doanh nghiệp, giám đốc thương hiệu hoặc giám đốc tài chính thờ ơ với tài sản của mình như vậy, mà ngược lại họ rất cần biết một cách chính xác giá trị của thương hiệu dưới dạng một con số cụ thể.

Nếu có cách tính chính xác giá trị của thương hiệu tại một thời điểm bất kỳ, việc chọn lựa chiến lựơc và kế hoạch phát triển thương hiệu của giám đốc marketing sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Ông ta cũng dễ “làm giá” hơn với HĐQT nếu chỉ rõ được những nỗ lực bản thân đã làm gia tăng giá trị cho thương hiệu chính xác là bao nhiêu tiền. Với số liệu đó, không chỉ giám đốc tài chính mà cả các nhà đầu tư chứng khoán cũng sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về phần tài sản vô hình của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp bảo vệ hoặc đầu tư, khai thác hiệu quả. Mọi người đều có nhu cầu muốn biết về trị giá của thương hiệu, nhưng giữa “có giá trị rất lớn” và “giá x đồng” là hai câu trả lời hoàn toàn khác biệt.

Các phương pháp định giá thương hiệu cho doanh nghiệp:
Dựa trên giá trị chuyển nhượng

Cách dễ nhất để nhìn nhận giá trị một thương hiệu là dựa trên giá chuyển nhượng. Nhiều người không đồng ý với phương pháp định giá thương hiệu này nhưng ít nhất là đã có người chấp nhận giá trị đó và dùng tiền để chứng minh chính kiến của mình. Đó là người mua. Tuy nhiên giá trị chuyển nhượng thường bao gồm cả trị giá tài sản cố định và trị giá thương hiệu nên người ngoài cuộc không ai biết chính xác nếu tình riêng thì giá trị của thương hiệu là bao nhiêu.

Khi cố gắng mua lại PepleSoft vào năm 2004, Công ty Oracle đã sẵn sàng tăng giá tiền chuyển nhượng từ 5 tỉ USD lên 6,3 tỉ và cuối cùng chốt lại ở con số khổng lồ 9,4 tỉ USD (theo eweek.com). Không ai biết giá trị cụ thể về thương hiệu của PeopleSoft là bao nhiêu nhưng chắc chắn là phần tài sản cố định của PeopleSoft không thể gia tăng giá trị gần gấp đôi như vậy trong vòng 18 tháng. Tức là giá trị thương hiệu, cũng như lợi thế thương mại của PeopleSoft đã được Oracle định giá trên 4,4 tỉ USD.

Chuẩn mực kế toán ở nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam đã chấp thuận ghi nhận giá trị của thương hiệu như là tài sản vô hình vào bảng cân đối kế toán. Điều này rất dễ lầm với các thương hiệu có sự mua bán, chuyển nhượng. Thế nhưng phần nhiều các thương hiệu là do doanh nghiệp tự xây dựng thành công, không thể có giá trị chuyển nhượng để mà ghi sổ.

Phương pháp định giá thương hiệu dự trên cơ sở chi phí

Phương pháp định giá thương hiệu này tính giá trị thương hiệu dựa trên các chi phí thực sự mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để phát triển thương hiệu đến tình trạng hiện tại. Đây là cách tính đơn giản, dễ làm trong doanh nghiệp vì tất cả đều là số liệu nội bộ. Chỉ đơn thuần tổng hợp các khoản chi, như chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông… Một giám đốc thương hiệu tồi có thể tiêu sạch ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp nhưng không hề làm gia tăng một đồng giá trị nào cho thương hiệu.

Chi phí đầu tư hoàn toàn không tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng của thương hiệu nên cách tiếp cận này không chính xác. Tuy nhiên, do sự đơn giản và chủ động trong việc tính toán, một vài doanh nghiệp nhỏ vẫn dùng cách này để tạm tính trị giá thương hiệu của mình. Một cách khác là tính giá trị đầu tư tương đương. Đó là cách lấy chi phí thị trường hiện tại để ước tính tổng số tiền cần bỏ ra để xây dựng một thương hiệu tương đương với thương hiệu hiện tại. Số tiền này bao gồm các chi phí như xây dựng đề án, nghiên cứu thị trường, sản xuất mẫu thử, quảng cáo, khuyến mãi…

Phương pháp định giá thương hiệu này thường được các chuyên gia tính nhẩm nhanh trị giá của một thương hiệu. Dù cách tính này cho một con số gần đúng hơn về mặt thị trường so với cách tính đầu tiên nhưng vẫn còn có nhiều khiếm khuyết. Hai doanh nghiệp có cùng chi phí đầu tư vào một loại sản phẩm trong cùng một môi trường kinh doanh thì trị giá thương hiệu của họ vẫn khác nhau. Đó là do họ có nhân sự khác nhau, chắc chắn sẽ dẫn đến khả năng làm sinh lợi cho các khoản đầu tư tại thời điểm hiện tại và trong tương lai sẽ khác nhau.

Dựa trên thu nhập lợi thế

Người tiêu dùng không thể có kiến thức về mọi loại sản phẩm nên thường có xu hướng chọn các sản phẩm có thương hiệu quen thuộc hoặc nổi tiếng, dù sản phẩm này được bán đắt hơn so với sản phẩm cùng loại nhưng có thương hiệu yếu hơn hoặc không có thương hiệu. Phần chênh lệch giá này là do thương hiệu mang lại. Theo phương pháp này, giá trị của thương hiệu là phần doanh thu chênh lệch của nhãn hàng so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên việc chọn thương hiệu so sánh và tính toán giá bán chung của thị trường lại rất khó khăn.

Một số công ty, đặc biệt là các công ty hàng tiêu dùng, thường kinh doanh cùng một lúc nhiều thương hiệu. Họ dễ dàng dùng lợi nhuận của thương hiệu này để đầu tư phát triển thương hiệu khác. Đôi khi giá bán sản phẩm chỉ đơn thuần thể hiện ý chí của chủ thương hiệu muốn thống lĩnh thị trường nhiều hơn là giá trị thực tế của sản phẩm. Tuy nhiên người ta vẫn dùng phương pháp định giá thương hiệu này khi muốn so sánh trực tiếp hai thương hiệu với nhau để kiểm chứng các kết quả tính toán khác.

Dựa trên giá trị cổ phiếu

Đây là phương pháp định giá thương hiệu khá đơn giản để ước lượng nhanh giá trị tương đối của thương hiệu trên thị trường. Đó là phần chênh lệch giữa tổng giá trị thị trường của công ty, tính trên giá cổ phiếu, trừ đi toàn bộ giá trị trong sổ sách của công ty. Nó chỉ có giá trị tương đối vì giá cổ phiếu có thể thay đổi từng ngày, nhưng giá trị thực sự của thương hiệu, phụ thuộc nhiều vào chiến lược kinh doanh và tiếp thị của công ty cũng như khả năng thực hiện các chiến lược đó, đều không thể thay đổi một sớm một chiều. Mặt khác, các tài sản cố định thể hiện trong sổ sách kế toán được tính toán dựa trên giá mua, trừ đi khấu hao hàng năm. Giá trị này có thể cao hơn so với giá trị còn lại thực tế của tài sản trên thị trường do tốc độ đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ngày nay rất cao. Ngược lại, có giá trị tài sản như đất đai, hay lợi thế thương mại đôi khi lại được định giá thấp hơn thị trường.

Dựa trên giá trị kinh tế

Khác với các phương pháp định giá thương hiệu theo quan điểm tài chính ở trên, đây là phương pháp định giá khá phức tạp, kết hợp cả các nguyên tắc marketing và tài chính trong các tính toán. Nhiều tổ chức kinh tế, trong đó có Interbrand sử dụng phương pháp này để định giá thương hiệu do mức độ tin cậy cao của việc phân tích toàn diện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo ông Jan Lindemann, Giám đốc định giá toàn cầu của Interbrand, phương pháp này gồm các bước như sau:Phân khúc thị trường: Giá trị thương hiệu phụ thuộc vào từng môi trường kinh doanh cụ thể. Để đánh giá đúng giá trị thương hiệu, cần dựa trên kênh phân phối, vị trí địa lý, môi trường văn hóa… để chia thị trường thành các phân khúc độc lập. Thương hiệu sẽ được định giá trên từng phân khúc. Tổng giá trị của các phân khúc chính là giá trị thương hiệu.

Phân tích tài chính: Dự báo doanh thu và lợi nhuận tạo nên bởi thương hiệu theo từng phân khúc đã xác định ở bước 1. Đây là cách tính lợi nhuận thông thường, bằng cách lấy doanh thu từ thương hiệu trừ đi chi phí hoạt động, chi phí sử dụng vốn và thuế.

Phân tích nhu cầu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu dùng và mức độ ảnh hưởng (tính bằng %) của thương hiệu đến từng nhân tố này. Lợi nhuận do uy tín thương hiệu tạo ra được tính bằng cách nhân lợi nhuận có được ở bước 2 với % mức độ ảnh hưởng.

Phân tích cạnh tranh: Xác định khả năng cạnh tranh của thương hiệu để xác định % rủi ro của các yếu tố cạnh tranh, gây bất lợi cho thương hiệu trong tương lai. Việc tính toán rủi ro này khá phức tạp khi phải dự báo xu hướng thị trường, tốc độ tăng trưởng, sự bảo trợ của nhà nước… trong tương lại.

Xác định giá trị của thương hiệu: Giá trị của thương hiệu là giá trị hiện tại thuần (Net Present Value) của 
tất cả các khoản thu nhập kỳ vọng của thương hiệu trong tương lai, sau khi đã trừ đi giá trị rủi ro dự báo ở bước 4.Bằng phương pháp này, Interbrand đã kết hợp hàng năm với tạp chí Business Week để xây dựng danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới. Bạn có thể tham khảo danh sách năm 2007 trên tạp chí Business Week số ra ngày 6.8.2007 hoặc tại địa chỉ businessweek.com/pdfs/2007/0732-globalbrands.pdf.
Mô hình tính toán này còn rất hữu ích trong quản trị doanh nghiệp, bao gồm từ việc dự tính hiệu quả của chiến dịch marketing, xác định và đánh giá ngân sách truyền thông, cho đến việc đánh giá cơ hội kinh doanh ở thị trường mới hoặc đánh giá hiệu quả việc quản trị thương hiệu.

Tuy nhiên, do có nhiều bước tính toán, chịu ảnh hưởng của nhiều tham số nên độ chính xác của phương pháp định giá thương hiệu dựa trên giá trị kinh tế này phụ thuộc vào trình độ chủa chuyên gia thực hiện. Với cùng một phương pháp định giá, mỗi chuyên gia có thể sẽ có kết quả tính toán khác nhau. Điều quan trọng là phải lý giải hợp lý được các tham số sử dụng trong tính toán. Không theo chuẩn mựcNhư một cơ thể sống, thương hiệu không tuân theo một nguyên tắc chuẩn mực nào, ví dụ như nguyên tắc kế toán.

Cũng vì thế mà việc định giá thương hiệu, cho dù có kỹ lưỡng đến đâu cũng chỉ cho kết quả tương đối. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn nên tự thực hiện việc này hay thuê các công ty tư vấn. Nếu bạn cần lượng giá thương hiệu để đánh giá kết quả kinh doanh của năm vừa qua, hoặc đóng góp của chiến dịch tung hàng mới vừa thực hiện vào kết quả chung của công ty, bạn có đủ khả năng tự làm điều đó.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần định giá để thực hiện IPO, lên sàn chứng khoán lần đầu, hãy để các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực định giá thực hiện chuyên môn của mình. Điều quan trọng không phải là thương hiệu của bạn được định giá bao nhiêu, mà là nó được quản trị như thế nào.

Một cuộc đình công của người lao động hay một lời thất hứa của đại lý phân phối với khách hàng, dù nằm ngoài tầm kiểm soát của giám đốc thương hiệu nhưng đều có ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu, chứng tỏ việc quản trị thương hiệu hiện nay không còn là chuyện riêng của giám đốc thương hiệu và phòng Marketing nữa. Xây dựng và bảo vệ uy tín thương hiệu là công việc chung của toàn doanh nghiệp, trong đó giám đốc thương hiệu là đầu tàu lãnh đạo.

Mọi chi tiết liên hệ để được tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESHBRAND
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
Phòng 3B05-3B06, Tầng 4, Khu B, Indochina park tower
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Quận 1, TP.HCM
VĂN PHÒNG LÀM VIỆC - TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
Số 56 - Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 038 079 ( Mr: Loi ) Tel: (08) 66747757
E-mail: hello@freshbrand.vn
Website: http://www.freshbrand.vn - http://www.logostyle.vn
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment